Trong 5 năm qua toàn quốc xảy ra 17.055 vụ cháy, trong đó bao gồm 15.484 vụ cháy nhà dân cơ sở phương tiện giao thông. Và 1.571 vụ cháy rừng, làm chết 433 người bị thương 790 người. Thiệt hại tài sản ước tính trên 7.000 tỷ đồng. Và trên 7.500 ha rừng, xảy ra 149 vụ nổ làm 64 người chết. 190 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính nhiều tỷ đồng. Địa bàn xảy ra cháy chủ yếu là thành thị chiếm khoảng trên 60%. Cháy và thiệt hại do cháy gây ra tập trung trong khu vực dân cư nhà dân kết hợp với sản xuất kinh doanh và tại các cơ sở sản xuất kho chứa hàng. Trong đó đã xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố về hệ thống điện sự cố về thiết bị điện chiếm khoảng 45%. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tai nạn cháy nổ trong đời sống và giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống cháy nổ. Góp phần thiết thực như thế nào trong việc hạn chế cháy nổ xảy ra
Luật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy định rất cụ thể. Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm công dân. Vì thế phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa hỏa hoạn phải xuất phát từ mỗi con người cụ thể. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Là lực lượng quản lý nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy. Nòng cốt để xây dựng và phát huy sức mạnh tổng thể. Xây dựng thế trận toàn dân với công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Có thể thấy rằng phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân. Trong việc bảo vệ tài sản của mình và của người khác. Và khi người dân nâng cao ý thức tự trang bị phương tiện trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Và luôn coi hỏa hoạn là hiểm họa khôn lường. Thì khi đó sẽ hạn chế đáng kể được số vụ cháy. Hạn chế được thiệt hại về người và tài sản. Có thể khẳng định rằng ý thức phòng cháy chữa cháy của mọi người dân chuyển biến. Là cách phòng ngừa cháy nổ hiệu quả nhất.
Bộ Công an đã ban hành đề án 382/QD BCA vào ngày 18 tháng 1 năm 2021. Về đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức kỹ năng về phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới. thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021-2030. Triển khai ứng dụng báo cháy 114. Hiện toàn quốc đã có gần 350.000 lượt người tải và đăng ký sử dụng. được sự chấp thuận của ban thường vụ Thành ủy và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Công an thành phố đã phối hợp với các cơ quan báo đại trung ương địa phương.
Và các doanh nghiệp thực hiện các chuyên mục tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên các phương tiện truyền thông. Các chương trình này đã kịp thời tuyên truyền phổ biến những kiến thức pháp luật kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Những hoạt động phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ đến người dân. Từ đó giúp người dân thấy rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Là để bảo vệ tính mạng tài sản của chính mình. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy
Xem thêm : đầu báo khói